Chồng cũ Thanh Lam cho rằng, âm nhạc VN hiện nay quá dễ dãi nên khó hòa nhập với thế giới. Nhạc sĩ cũng nhìn nhận, Thanh Lam, Uyên Linh là hai cá tính âm nhạc mạnh và phải tùy vào họ để thực hiện những dự án riêng.
[You must be registered and logged in to see this image.]Quốc Trung là nhạc sĩ kỹ tính với từng sản phẩm âm nhạc.- Đứng ở tư cách nhạc sĩ và nhà sản xuất, anh vừa ý với “Cầm tay mùa hè” hay “Đường xa Mây trắng”?
- Tôi không muốn so sánh hai đêm nhạc vì mỗi chương trình có một ý tưởng, một phong cách thể hiện khác nhau. Nhà hát Lớn gần 600 chỗ, khán phòng Ngụy Như Kom Tum chỉ chứa được khoảng 300 khán giả, cách tổ chức không thể giống nhau. Phải xem mình có đạt được những tiêu chí đề ra không thì mới biết nó thành công ở mức độ nào. Đôi khi truyền thông có thể ca ngợi, khán giả có thể vỗ tay nhưng bản thân người nghệ sĩ hiểu mình đã làm được những gì. Có những điều quá mới mẻ, báo chí và người xem đều không đánh giá hết được, nhưng người nghệ sĩ vẫn vừa ý với với nó. Tất nhiên, dần dần mình cũng phải tập cho khán giả những thói quen, cho họ ăn những món ngon, họ sẽ nhận ra những thứ không ngon nằm ở đâu.
- Nói khán giả và truyền thông chưa đánh giá hết được những thứ mới mẻ, phải chăng vì anh thấy, người nghe khá trầm khi anh biểu diễn world music trong phần đầu của “Đường xa Mây trắng”?
- World music cũng chẳng có gì phức tạp hay khó nghe, khó gần, còn sự trầm lắng là do thể loại và cá tính âm nhạc. Nếu trong khán phòng Ngụy Như Kom Tum mà diễn sôi động như Nhà hát Lớn thì không phù hợp.
Khái niệm về world music mới xuất hiện gần đây nhưng thực ra đã nhen nhóm từ thập niên 70 thế kỷ 20. Đây là thể loại âm nhạc mở, không có giới hạn cho không gian sáng tạo của người nghệ sĩ. Anh có thể kết hợp nhạc giao hưởng với rock, nhạc dân tộc miễn là trong đó có yếu tố vùng miền, thể loại âm nhạc dân gian. Tôi có quen Nguyên Lê - một nghệ sĩ Pháp gốc Việt được đánh giá là hàng đầu thế giới về thể loại world music. Năm 1996, Nguyên Lê liên lạc với tôi qua một người họ hàng với mong muốn nhờ tôi tổ chức đêm nhạc của anh ở Việt Nam. Nhưng trong dự án của tôi và một nghệ sĩ Đan Mạch, Nguyên Lê lại vướng vào hợp đồng với hãng đĩa. Sau này, tôi đã giới thiệu một số người tổ chức ở Việt Nam để liên hệ mời anh nhưng những dự định đó đều không thành hiện thực. Sắp tới đây, vào ngày 11 và 12/7, anh ấy sẽ về biểu diễn cùng Tùng Dương trong đêm nhạc tổ chức ở The Rooftop. Có thể khi xem đêm nhạc ấy, các bạn sẽ thấy, ngôn ngữ Nguyên Lê còn trừu tượng hơn tôi vì anh ấy sử dụng nhạc jazz kết hợp với cái nhấn nhá của cải lương Việt Nam.
[You must be registered and logged in to see this image.]Trong năm nay, Quốc Trung lần lượt thực hiện album cho hai ca sĩ là Thanh Lam và Uyên Linh.- World music vẫn còn xa lạ, trong khi những sáng tác thông thường của anh đem đến cả giá trị kinh tế cũng như sự thuyết phục công chúng, vì sao anh lại chọn con đường này?
- Người làm nghệ thuật có hai mục đích: một là để kiếm tiền, hai là theo cái mình thích. Khi mình đã chọn cái mình thích, nếu khán giả không thích thì đừng bị mâu thuẫn để thành bất mãn. Người Việt Nam có truyền thống thơ ca, bao giờ cũng thích nghe ca khúc hơn, thích có lời dễ hiểu hơn. Chỉ cần có lời hấp dẫn người ta đã nghĩ bài hát đó hay chứ không quan tâm đến phần nhạc của nó. Chính vì thế, âm nhạc Việt Nam không phát triển và hòa nhập được với thế giới. Một bài hát không có tính tiết tấu, giai điệu thì không thể ra đi ra khỏi biên giới, vì anh không nói chuyện bằng ngôn ngữ âm nhạc mà nói chuyện bằng ngôn ngữ riêng của người Việt Nam, chỉ có người nào hiểu tiếng Việt mới cảm nhận được điều ấy.
- Trong album sắp tới với Thanh Lam, anh có định để Lam thử sức với thể loại này?
- Để chọn người thực hiện album world music, tôi nhắm Kiều Anh - cô gái đã xuất hiện trong “Đường xa Mây trắng”. Còn Lam thuộc dòng nhạc pop, có thể pha trộn với một số yếu tố chứ không thể theo world music hẳn vì thể loại này cần nhiều chất dân gian. Sau “Mây trắng bay về”, tôi và Lam ngưng hợp tác. Khi làm với người khác, cô ấy có lựa chọn riêng cho phong cách của mình. Có thể phong cách ấy chỉ tồn tại trong một thời gian. Nó không phải của tôi nhưng người nghệ sĩ phải luôn biết tôn trọng cá tính của người khác.
Cá nhân tôi cho rằng, để thay đổi từ phong cách này sang phong cách khác đã là khó nhưng để giữ phong cách còn khó hơn. Làm sao không tạo ra sự nhàm chán với bản thân và chính khán giả. Các ca sĩ Việt Nam hay mắc vào lỗi khi cho rằng một phong cách tạo ra sự cũ kỹ nên phải đổi mới cho hấp dẫn, còn ở nước ngoài thì ngược lại. Một nghệ sĩ không tự tin về mình mới đang từ rock nhảy sang nhạc đồng quê.
- Thanh Lam chia sẻ, chị thực hiện những dự án âm nhạc với anh để dành cho các con. Còn anh?
- Đấy là suy nghĩ của Lam. Còn cách thức làm việc của tôi đòi hỏi sự chuyên nghiệp hơn. Kỷ niệm cho con cái là gia tài, cả quá trình hoạt động của người nghệ sĩ chứ không phải một album, một dự án. Tôi là người rõ ràng trong công việc. Tôi không muốn đem vào âm nhạc yếu tố gia đình hay cá nhân nhiều quá. Những dự án hướng tới khán giả thì mình phải biết tôn trọng khán giả.
Trong “Đường xa Mây trắng”, tiết mục của hai con chúng tôi chưa có gì to tát để đánh giá. Biểu diễn piano cổ điển cần một môi trường khác. Một ca sĩ cũng cần phải luyện tập, chuẩn bị kỹ càng hơn trước khi ra mắt công chúng. Thành ra tất cả mới mang ý nghĩa kỷ niệm, không phải là dấu mốc trong cuộc đời nghệ thuật của các cháu.
[You must be registered and logged in to see this image.]Không còn quan hệ vợ chồng, Thanh Lam và Quốc Trung vẫn chia sẻ với nhau những niềm đam mê nghệ thuật.- Từ những điều anh chia sẻ, có thể thấy mọi người nhận xét anh là một nhạc sĩ khó tính cũng không sai?
- Tôi lại thấy mình cởi mở, rõ ràng, không có gì là ghê gớm, cao siêu. Người ta nghĩ tôi khó tính chẳng qua bởi chúng ta hiện nay hơi bị dễ dãi quá khi làm âm nhạc. Những thứ tôi yêu cầu chỉ là đòi hỏi tối thiểu của một nhạc sĩ, một người sản xuất. Có thể với công việc, tôi nghiêm túc quá. Làm âm nhạc cũng có lúc bế tắc, không thể hoàn thành. Đối với tôi quan trọng là âm nhạc phải đủ chất lượng mới có thể cho ra mắt khán giả, còn nếu cho ra chỉ vì đảm bảo yếu tố thời gian thì tôi không thể.
- Vậy album anh thực hiện cho Uyên Linh thì sao?
- Album ấy với phần của tôi đã gần như hoàn chỉnh, giờ chỉ chờ Uyên Linh hoàn thiện phần thu âm của cô ấy nữa. Trong tháng 7 này có lẽ là xong, nhưng thời điểm phát hành có thể lùi lại. Sở dĩ thực hiện nhanh vì có nhiều bài Uyên Linh đã hát trong cuộc thi. Đây là album tri ân khán giả chứ không phải sản phẩm mới hoàn toàn. Trong abum đầu tay này, Uyên Linh vẫn hiện lên là cô gái với cá tính âm nhạc nhiều cảm xúc, nhưng là cảm xúc của người trẻ, có thể buồn, có thể dữ dội nhưng tích cực, không quá sướt mướt, quằn quại. Sức hút truyền thông chỉ tạo ra sự tò mò cho dự án, còn chất lượng dự án mới là điều quan trọng. Tôi thì đã quen nên không thấy gì ghê gớm, nhưng với người mới như Uyên Linh việc đó cũng tạo nhiều áp lực.
- Huy Tuấn cũng thực hiện album cho Văn Mai Hương - người về sau Uyên Linh tại Vietnam Idol 2010. Điều này liệu có tạo nên cuộc đua ngầm giữa anh và bạn mình?
- Nếu nói là không thì không đúng vì trong cuộc sống, sự cộng hưởng rất quan trọng. Nhìn thấy một đồng nghiệp làm việc hăng say, có nhiều tác phẩm mới, bản thân mình cũng phải dốc sức. Tôi - Huy Tuấn - Anh Quân chơi thân với nhau, tôi làm việc nhiều sẽ ảnh hưởng tới Tuấn và Quân, hoặc ngược lại. Tuy nhiên không có nghĩa là ganh đua theo kiểu bên này làm việc cho Uyên Linh, bên kia làm việc cho Văn Mai Hương. Họ là hai cá tính hoàn toàn khác nhau, có đối tượng khán giả khác nhau. Ngay cả cá tính âm nhạc của tôi và Huy Tuấn cũng không trùng lặp cơ mà.
Ngọc Trần thực hiện
Ảnh: Ngọc Trần